Đóng lại!  Bạn chưa là thành viên của Blog 12B TVT. Hãy click vào đây để đăng ký làm thành viên và tham gia viết bài nhé!

Ông trùm kinh doanh trò chơi điện tử

[ 2009-09-01 03:30:28 | Tác giả: bvl91 ]
Cỡ chữ: Lớn | Bình thường | Nhỏ

Nói đến các loại trò chơi trẻ em của thời đại tin học và Internet, chẳng có mấy ai không biết đến thương hiệu Nintendo lừng danh của Nhật Bản. Những trò chơi game phong phú và hấp dẫn của Nintendo đã chinh phục hàng chục triệu trẻ em Nhật Bản và hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới. 12bmemory.tk  http://nguoilanhdao.vn/Modules/CMS/Upload/34/2009_1_19/GH837IK8T0_hiroshi_yamauchi_photo.jpg
Và người đã có công xây dựng Nintendo thành tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này là Chủ tịch Hiroshi Yamauchi. Ông cũng là một trong những người giàu nhất Nhật Bản với tổng tài sản được đánh giá là gần 2 tỉ USD.
Tập đoàn Nintendo bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất đồ chơi. Đến thời kỳ điện tử và tin học, tập đoàn cũng vẫn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh truyền thống này. Thế nhưng những sản phẩm mà Nintendo ngày nay cung cấp phần lớn đều là các trò chơi thư giãn và những trò chơi trí tuệ gắn liền với công nghệ tin học.
Những cái tên Pokémon, Game Boy đã trở thành những khái niệm không thiếu được trong suy nghĩ của trẻ em, dù ở nước nào trên thế giới. Không có một doanh nghiệp nào trong lĩnh vực này lại chiếm thị phần thế giới như Nintendo. Chỉ riêng bán những chương trình trò chơi điện tử, những công cụ thiết bị kèm theo này mà Nintendo đã thu về doanh số gần 10 tỉ USD.
Các đối thủ cạnh tranh rất khâm phục người chèo lái vĩ đại Hiroshi Yamauchi của tập đoàn trong suốt 5 thập kỷ. Mặt khác cũng đã có nhiều ý kiến lo ngại bởi nguy cơ phát triển mạnh dễ thành độc quyền của Nintendo là khá lớn, đặc biệt từ khi tập đoàn này tập trung đầu tư vào phát triển các công nghệ hiện đại. Giờ đây các tập đoàn công nghệ tin học lớn trên thế giới đã rất để ý đến Nintendo. Không chấp nhận xu thế để Nintendo ngạo nghễ “một mình một chợ”, các đại gia khổng lồ như Microsoft, Sony, Apple đã nhảy vào cuộc nhằm được chia phần chiếc bánh của thị trường trò chơi rất béo bở hiện nay.
Bắt đầu từ sản xuất quân bài
Hiroshi Yamauchi chính là ông chủ đời thứ 3 của tập đoàn Nintendo của Nhật Bản chuyên sản xuất kinh doanh đồ chơi. Từ cuối thế kỷ thứ 19, năm 1889, Công ty Nintendo đã được ông nội của Hiroshi Yamauchi là Fusajiro Yamauchi thành lập. Khi đó công ty chỉ chuyên sản xuất các quân bài Hanafuda dùng trong trò chơi giải trí rất phổ biến của người Nhật Bản.
Sau đó, khi kiểu chơi bài tây với các quân túlơkhơ phổ biến ở Nhật thì từ năm 1907, Nintendo cũng sản xuất các loại bài tây này.
Hiroshi Yamauchi sinh năm 1929 tại Kyoto trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, được ông nội Fusajiro Yamauchi trực tiếp nuôi dưỡng và đào tạo để trở thành người tiếp quản doanh nghiệp của dòng họ. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Công ty Nintendo đã trở thành nhà sản xuất các quân bài tây cũng như bài truyền thống lớn nhất của Nhật Bản. Năm 1950, khi đang học năm thứ 2 trường đại học luật ở Waseda, Hiroshi Yamauchi đã buộc phải bỏ dở để về tiếp quản công ty do ông nội qua đời.
Khi đó Hiroshi Yamauchi còn rất trẻ, mới 21 tuổi. Lúc này Công ty Nintendo đang trong thời kỳ rất khó khăn. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, Hiroshi Yamauchi hăm hở bắt tay vào quản lý với quyết tâm dựng lại cơ đồ của dòng họ. Ông đã có những ý tưởng cải cách rất mạnh mẽ: sắp xếp lại nhà máy, xưởng in, loại bỏ những người không còn khả năng sáng tạo.
Tuy vậy, thành công đã không dễ dàng đến với Hiroshi Yamauchi như ông mong đợi. Mặc dù tiếng tăm của công ty và của ông nội Fusajiro Yamauchi vẫn còn rất lớn nhưng Hiroshi Yamauchi không thể sống với hào quang của truyền thống. Những năm kinh tế khó khăn sau chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến thị trường các trò chơi với những quân bài truyền thống bị sụt giảm thảm hại. Hiroshi Yamauchi buộc phải nghĩ tới những định hướng mới, không chỉ vì sự tồn tại của công ty mà còn vì ngay cuộc sống của gia đình mình.
Hiroshi Yamauchi đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm trò chơi, dụng cụ thể thao khác nhau nhưng may mắn không đến với ông. Trong lúc khó khăn khôn cùng, Hiroshi Yamauchi phải kinh doanh cả gạo và những mặt hàng thực phẩm khác để có được nguồn thu cho công ty. Tài sản của gia đình để lại, Hiroshi Yamauchi đầu tư vào một số khách sạn, công ty taxi. Đó là những năm 50, 60 của thế kỷ 20.
Dựng lại cơ đồ Nintendo

Hiroshi Yamauchi vẫn luyến tiếc và nặng nợ với truyền thống của một gia đình đã từng sản xuất quân bài lớn nhất của nước Nhật. Hiroshi Yamauchi xót xa khi thấy cả một hệ thống đại lí, bán hàng rộng khắp của Công ty Nintendo trước kia bị bỏ phí. Đó là một tài sản vô giá mà một công ty không dễ gì xây dựng được trong một thời gian ngắn.
Đầu những năm 70, Hiroshi Yamauchi quyết tâm quay trở lại lĩnh vực kinh doanh đồ chơi. Cổ phần của ông trong các lĩnh vực khác được bán đi để đầu tư. Hiroshi Yamauchi đã cùng với những kỹ sư tài năng của mình thiết kế những trò chơi hấp dẫn.
Năm 1970, Nintendo cho xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường loại đồ chơi có cánh tay tự động mang tên Utrahand được coi là rất hấp dẫn lúc đó. Utrahand bán chạy như tôm tươi và trong dịp Noel năm tiếp đó, Nintendo đã bán được hơn hai triệu sản phẩm này.
Cũng kể từ thành công bất ngờ đó, Hiroshi Yamauchi đã càng vững tin về định hướng quay lại thị trường sản phẩm đồ chơi còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Phải đầu tư nghiên cứu để có những sản phẩm đồ chơi độc đáo, hấp dẫn, đó là công thức kinh doanh của Hiroshi Yamauchi khi xây dựng lại cơ đồ Nintendo.
Năm 1977, ông mua lại bản quyền trò chơi tennis của một hãng sản xuất Mỹ. Từ ý tưởng của kỹ sư Yokoi Gumpei, một người cộng sự đắc lực của ông, Hiroshi Yamauchi hợp tác với hãng Mitsubishi để có được các sản phẩm đồ chơi điện tử.
Nhiều sản phẩm trò chơi liên quan đến điện tử, được sử dụng trong các câu lạc bộ, điểm vui chơi công cộng như hệ thống chiếu hình qua video, hệ thống tính điểm điện tử. Và rồi, năm 1980, sản phẩm Game Boy lừng danh của Nintendo đã ra đời. Cũng giống như phần lớn các sản phẩm khác của Nhật, người Nhật không phải là người phát minh đầu tiên nhưng lại là người tiếp tục sáng tạo và hoàn thiện mẫu mã các sản phẩm như Atari hay Commodore đã không thể cạnh tranh được với những GameBoy bỏ túi tiện lợi và giá cả rất hợp lí của Nintendo.
Năm 1983, sau hàng tháng trời nghiên cứu không nghỉ, Hiroshi Yamauchi đã gây bất ngờ thị trường đồ chơi với những chiếc máy tính trò chơi mang tên Famicom, viết tắt của Family Computer. Sản phẩm Famicom của Nintendo thật sự là một thứ đồ chơi khi vỏ hoàn toàn bằng nhựa, hai màu trắng-đỏ. Và đặc biệt giá bán chưa bằng nửa sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
Một chiến dịch Marketing và quảng bá rầm rộ cũng được ông chủ Hiroshi Yamauchi thực hiện. Các nhà máy của Nintendo vận hành hết tốc lực cũng không kịp để bán. Một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử: chỉ trong vòng 2 tháng, Nintendo đã bán được hơn 500.000 chiếc máy tính trò chơi Famicom. Thời kỳ hoàng kim của Nintendo thật sự bắt đầu từ đây. Hiroshi Yamauchi thu lợi rất lớn.
Thậm chí có lần cả một serie hàng chục ngàn máy bị hỏng vì lỗi dữ liệu, ông chủ Hiroshi Yamauchi sau khi “thắng đậm” đã không ngần ngại thu hồi tất cả các máy đã bán, chấp nhận lỗ hàng chục triệu USD để giữ chữ tín.
Là người có tầm nhìn rất xa. Ngay khi thế hệ Famicom đầu tiên còn bán rất chạy thì Hiroshi Yamauchi đã tính đến phát triển nhiều thế hệ tiếp theo. Dù chỉ là máy tính trò chơi nhưng Famicom cũng ngày càng hiện đại hơn, nhiều thiết bị có thể ghép nối hoạt động với máy tính Famicom. Đặc biệt Hiroshi Yamauchi đã thành công khi Famicom đã được nâng cấp với ổ đĩa mềm kèm theo. Nhờ đó, một máy tính Famicom có thể thay đổi các trò chơi theo ý muốn.
Tham vọng thống trị thị trường trò chơi thế giới
Không chỉ năng động với những sản phẩm trò chơi mới mà Hiroshi Yamauchi còn được khâm phục và kinh ngạc bởi những chiêu Marketing độc đáo. Các đĩa mềm lưu trữ chương trình trò chơi của Nintendo đều là đĩa có thể ghi lại được. Tại các trung tâm thương mại và cửa hàng đại lý của Nintendo, Hiroshi Yamauchi đều có đặt các máy có thể sao chép chương trình trò chơi với một mức phí rất thấp. Số máy Famicom bán được tăng rất nhanh.
Năm 1988, trung bình hơn một phần ba số gia đình Nhật Bản có một Famicom. Sang đến thế kỷ 21, có thể nói không có gia đình Nhật lại không có Famicom, lúc này không chỉ là trò chơi cho thanh thiếu niên mà là cả công cụ giải trí của người lớn. Hàng trăm triệu bộ máy tính trò chơi Famicom, gần 150 triệu đồ chơi điện tử Game Boy đã được tiêu thụ trên thế giới.
Sự sáng tạo của Hiroshi Yamauchi và Nintendo không chỉ dừng ở những sản phẩm phần cứng mà còn là những chương trình phần mềm hấp dẫn. Các nhà thiết kế tài năng của Hiroshi Yamauchi đã có những sáng tạo và trí tưởng tượng tuyệt vời khi nghĩ ra những nhân vật mới cho các chương trình trò chơi. Super Mario là nhân vật ước lệ từ một câu chuyện cổ tích như thế nhưng đã gây một ấn tượng mãnh mẽ, đặc biệt là đối với thiếu nhi.
Điều ngạc nhiên là các sản phẩm, nhân vật trong chương chình trò chơi của Nintendo có tính quốc tế rất cao. Dù là người dân tộc nào, có văn hoá và ngôn ngữ ra sao nhưng mọi trẻ em trên toàn thế giới đều hâm mộ những nhân vật như Super Mario một cách cuồng nhiệt. Không ít thông tin đã cảnh báo về việc trẻ em nghiện các trò chơi của Nintendo và coi đây như một “nạn dịch” cần chú ý.
Và ngay từ những năm 80, “nạn dịch” Nintendo đã đổ bộ vào nước Mỹ và châu Âu. Thị trường Mỹ là một trọng điểm phát triển ngoài nước đầu tiên của nhà chiến lược tài ba Hiroshi Yamauchi.
Để chiếm lĩnh thị trường trò chơi lớn nhất thế giới này, ông đã giao cho con rể Minoro Arkawa làm Tổng giám đốc. Nintendo đã khôn khéo sử dụng ngay chính mạng lưới tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh Atari với chương trình trò chơi Donkey Kong nổi tiếng để thâm nhập thị trường Mỹ. Hiroshi Yamauchi đặc biệt chú trọng tới các vấn đề bản quyền và pháp lí.
Theo đó các đối tác muốn ký hợp đồng với Nintendo phải tuân thủ các điều kiện rất nghiêm ngặt. Hiroshi Yamauchi kiểm soát chặt chẽ cả số lượng cũng như giá cả của các trò chơi mà đối tác muốn tung ra khi hợp tác với Nintendo. Bản thân Hiroshi Yamauchi trực tiếp qui định những hình phạt nặng nề đối với các chi nhánh hay đại lí không tuân thủ các điều kiện đã thoả thuận.
Các sản phẩm của Nintendo giành được thị trường không chỉ bởi lợi thế giá cả và nhờ những chiến lược và thủ thuật marketing của Hiroshi Yamauchi. Một trong những nguyên nhân thành công nữa của Hiroshi Yamauchi là ông đã luôn chủ động định hướng cho khách hàng, tạo ra nhu cầu và đam mê cho khách hàng nhờ những sản phẩm độc đáo với nhiều tiện ích, thoải mái cho người sử dụng.
Chính nhờ kiên định với những chính sách như vậy mà Hiroshi Yamauchi không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trò chơi điện tử mà còn kiểm soát được thị trường. Và đây chính là điều mà các đại gia lớn nhất trên thế giới đều mong muốn và đặt ra trong định hướng phát triển của mình. Khi Hiroshi Yamauchi thành công với trò chơi mới nhất GameCube thì ngay lập tức ông chủ Bill Gates của tập đoàn Microsoft đã lập tức ve vãn Hiroshi Yamauchi để mua lại. Tuy nhiên, Hiroshi Yamauchi đã chẳng dại gì mà gật đầu khi biết rằng sản phẩm mới của mình đã bán được hàng triệu bản ngay trong năm đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Từ năm 2002, Hiroshi Yamauchi đã thôi trực tiếp làm Chủ tịch điều hành sau hơn 50 năm chèo lái xây dựng Nintendo thành một tập đoàn lớn nhất thế giới về trò chơi điện tử. Tuy nhiên, mọi định hướng phát triển của Nintendo vẫn được ông theo sát và chỉ đạo với vai trò là Chủ tịch hội đồng quản trị.

**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bài Viết Ngẫu Nhiên:
  • [TNGH]Clip Những tật xấu của dân văn phòng
  • Quà Xuân
  • Share trang tin tức bằng wordpress full
  • [DRIVER] - Hp cq45 206tu
  • [Hot] NPH Phát USB Cài đặt game Tiếu N gạo Giang Hồ (8gb) Nhanh tay nào
  • [T.Cổ Tích] - Con Tằm
  • Share code bán máy vi tính
  • Password Recovery Magic Product Bundle v6.1.1.2
  • Mưa và nước mắt ......
  • [English Study] - Luyện nghe: Tactics for Listening (trọn bộ 3 tập)

  • Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.

    Gởi Ý Kiến
    Hình vui
    [smile] [confused] [cool] [cry]
    [eek] [angry] [wink] [sweat]
    [lol] [stun] [razz] [redface]
    [rolleyes] [sad] [yes] [no]
    [heart] [star] [music] [idea]
    Có thể dùng BBCode
    Tự nhận Link
    Hiển thị Smilies
    Ẩn comment
    Tài khoản:   Mật khẩu:   Đăng Ký?